Thừa cân, béo phì dần phổ biến ở trẻ em Việt Nam. Vì thích con mập mạp nên nhiều bố mẹ tẩm bổ, “nhồi nhét” sai cách khiến trẻ đến gần hơn với nguy cơ thấp lùn và mắc vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Béo phì gây dậy thì sớm, thấp lùn khi trưởng thành
Theo thống kê cho thấy chiều cao trung bình khi trưởng thành của trẻ thừa cân béo phì thường thấp hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Theo nghiên cứu của Johan Karlberg (Khoa Nhi, Đại học Hồng Kông) trung bình 1 đơn vị BMI tăng lúc nhỏ (vượt trên BMI lý tưởng) làm giảm 0.88 cm cho nam và 0.51 cm cho nữ ở tuổi thiếu niên.
Trẻ thừa cân béo phì có xu hướng ăn nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, chiên rán, bánh kẹo, nước ngọt. Đây là những thực phẩm giàu calo nhưng thiếu vi chất, gây cản trở hấp thu canxi ảnh hưởng tới sự phát triển xương và chiều cao.
Ngoài ra, trẻ béo phì thường lười vận động và có cơ thể nặng nề. Trong khi, cột sống và các khớp sụn, đầu gối phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể. Đặc biệt, lượng mỡ cơ thể cao gây rối loạn chức năng nội tiết và chuyển hóa khiến trẻ dậy thì sớm. Ban đầu chiều cao của trẻ tăng nhanh trong 1 giai đoạn ngắn, sau đó dừng tăng dần so với bạn cùng lứa khiến chiều cao trưởng thành thấp.
Không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao, béo phì còn là nguyên nhân gây một loạt các bệnh lý nguy hiểm như tăng tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đau nhức xương, trầm cảm, lo âu, thậm chí là ung thư…
Cách tăng chiều cao cho trẻ béo phì?
Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ phải thường xuyên theo dõi tình trạng chiều cao và cân nặng của trẻ. Ở người Việt Nam, chỉ số khối cơ thể (tính bằng cân nặng/bình phương chiều cao theo đơn vị kg/m2) lý tưởng là từ 18,5 – 22,9. BMI trên 23 được xác định là thừa cân và trên 25 là béo phì. Nếu BMI chạm ngưỡng 23 thì phải can thiệp sớm. Trong đó, chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp là “chìa khoá” để tránh béo phì và tăng chiều cao cho trẻ.
Hằng ngày, ba mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn nhiều chất béo, các loại đường đơn, đồ ăn nhanh, nước ngọt và giảm tối đa lượng muối. Thay vào đó, bổ sung rau xanh, trái cây, cân đối chất đạm, tinh bột trong khẩu phần ăn.
Trẻ cũng cần tập thể thao hằng ngày, mỗi ngày sử dụng 60 phút để tiêu hao năng lượng, đưa BMI về mức cho phép, đồng thời kích thích sự phát triển xương và chiều cao.
Đặc biệt, cần bổ sung đầy đủ vitamin D3 K2 cho trẻ. Đây là vi chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho sự hấp thu canxi và phát triển chiều cao. Trẻ béo phì thường thiếu vitamin D3 K2 bởi các vitamin này bị giữ lại trong các mô mỡ và giảm hấp thu vào máu.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, ở người béo phì, mô mỡ có tỉ lệ men kích hoạt vitamin D ít hơn 50% – 70% so với người có cân nặng bình thường dẫn đến nồng độ vitamin D hoạt tính giảm.
Ngược lại, thiếu vitamin D cũng có thể là nguyên nhân gây béo phì vì nó kích hoạt các tín hiệu tế bào giúp ngăn chặn quá trình tạo mỡ. Nếu thiếu vitamin D, nồng độ hormone tuyến cận giáp sẽ tăng lên trong khi độ nhạy insulin giảm, kích thích quá trình tạo mỡ và tăng khối lượng mỡ.
Theo Hiệp hội Nội tiết Nhi khoa Châu Âu, bổ sung vitamin D có thể là cách hiệu quả để giải quyết bệnh béo phì ở trẻ em và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim ở tuổi trưởng thành.
Ngoài vitamin D, một số nghiên cứu gần đây tại ĐH Utrecht (Hà Lan) và ĐH Wonkwang (Hàn Quốc) cho thấy, bổ sung đầy đủ vitamin K2 cũng hữu ích trong việc tránh béo phì và giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hoá như tiểu đường, cao huyết áp… Đồng thời, vitamin K2 kết hợp với vitamin D3 giúp hấp thu và vận chuyển canxi tối ưu để trẻ tăng chiều cao.